Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

NGƯỜI CHÊ TA MÀ CHÊ PHẢI LÀ THẦY CỦA TA, NGƯỜI KHEN TA MÀ KHEN PHẢI LÀ BẠN TA, NHỮNG KẺ VUỐT VE NỊNH BỢ TA CHÍNH LÀ KẺ THÙ CỦA TA VẬY

Đề bài: Tuân Tử (313 – 235 Tcn) nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy” Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói trên?
Hướng dẫn
1. Giải thích chung về câu nói
- Thầy, bạn và kẻ thù là những người như thế nào?
- Chê phải, khen phải và vuốt ve, nịnh bợ nghĩa là thế nào?
- Ý chung của toàn bộ câu nói là gì?
2. Dùng lí lẽ, lập luận để làm sáng tỏ các câu hỏi
- Tại sao người chê ta mà chê phải là thầy của ta?
- Tại sao người khen ta mà khen phải là bạn ta?
- Tại sao những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù ta?
3. Phát biểu suy nghĩ của mình về những điều Tuân Tử nêu lên.
- Đó thực chất là một bài học lớn về đạo làm người. Cần thấy làm được như điều Tuân Tử khuyên là hết sức khó khăn. Vì ở đời thói thường ai cũng thích khen, không thích bị chê, thích được nịnh bợ vuốt ve…
- Cần lưu ý: Tuân Tử nhấn mạnh, người chê phải và khen phải  tức là chê và khen phải đúng, phải chính xác thì mới là thầy ta và bạn ta. Như thế cũng có nghĩa là chê và khen không đúng thì không thể coi là thầy và bạn được. Còn những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta thì bất kể ở dâu cũng đều là kẻ thù của ta vậy. Vì vuốt ve, nịnh bợ không bao giờ là hành vi tốt, mà ngược lại đó luôn là hành vi của những kẻ tầm thường, giả dối
4. Phân tích ý nghĩa sâu sắc của câu nói và rút ra bài học về việc ứng xử trong cuộc sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét