Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

“DUY CHỈ CÓ GIA ĐÌNH NGƯỜI TA MỚI TÌM ĐƯỢC CHỐN NƯƠNG THÂN ĐỂ CHỐNG LẠI TAI ƯƠNG CỦA SỐ PHẬN”. ANH (CHỊ) NGHĨ THẾ NÀO VỀ CÂU NÓI TRÊN?

1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
- Giai thich câu nói:  Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận ?” Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?”
- Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là: Vai trò, giá trị của gia đình đối với con người.
2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống).
+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Khẳng định câu nói đúng. Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của XH.
+ Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, XH: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong GD mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng….

THƯ GỬI MẸ

Mẹ thân yêu của con !
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ
Nguyễn Trung Hiếu

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP 2012

A. CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
I. PHẦN CHUNG
Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
VĂN HỌC VIỆT NAM
- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX         
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng
- Tây Tiến – Quang Dũng   
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm   
- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo    
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường        
- Vợ nhặt – Kim Lân           
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài          
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích)- Nguyễn Thi    
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu   
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 
- Thuốc - Lỗ Tấn      
- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp           
- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.        
Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ).
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
II. PHẦN RIÊNG
Câu III. (5,0 điểm).Vận dụng khả năng đọc -  hiểu và kiến thức văn học để viết bài NL văn học. Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (IIIa hoặc IIIb)
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng         
- Tây Tiến – Quang Dũng   
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu 
- Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm     
- Sóng - Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo    
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân   
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ nhặt – Kim Lân           
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài          
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi   
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.

B. CÂU HỎI VÀ ĐỀ VĂN
I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1) Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Câu 1: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận (Euripides) Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên?
Câu 2: Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ( Trích Nhật ký  Đặng Thuỳ Trâm)
Câu 3: Lep Tônxtôi nói: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống Viết bài văn khoảng 400 từ nói lên suy nghĩ của anh chị về câu nói của Lep Tônxtôi và quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của bản thân
Câu 4: Gơt nhận định : Một  con người làm sao có thể nhận thức được chính mình Đó không phải là việc của tư duy mà là  của thực tiễn . Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì .
Câu 5: Bác Hồ dạy: Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động Anh (chị) hiểu và suy nghĩ gì
Câu 6: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền” Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên
Câu 7: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ” Suy nghĩ về lời dạy của Bác Hồ.
Câu 8: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.(Nam Cao)
             Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên.
Câu 9: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha trong cuộc sống
Câu 10: Tuân tử (313 – 235 trước CN) nói: Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên
Câu 11: Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Câu 12: “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” . Em hãy bàn luận ý kiến đó.
Câu 13: Có người từng nói: “Có 3 điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”. Em suy nghĩ gì về câu nói đó
Câu 14: Suy nghĩ của em về câu nói sau: Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ gống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khám phá và vượt qua (Lỗ Tấn)
Câu 15: Suy nghĩ của em về câu nói sau: Không gia đình, con người học yêu thương, đoàn kết và hi sinh ở đâu? (Souvestre)
Câu 16: Suy nghĩ của em về câu nói sau: Khi tim ta mất tình yêu cái đẹp, cuộc đời không còn gì quyến rũ (G.G. Rút – xô)
2) Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Câu 1:  Anh (chị) có suy nghĩ và hành động như thế nào trước tình hình tai nạn giao thông hiện nay.          
Câu 2: Anh (chị) có suy nghĩ gì và hành động như thế nào trước hiểm hoạ của căn bệnh HIV/AIDS.
Câu 3: Viết bài văn khoảng 400 từ về tình trạng ô nhiễm môi trường sống và trách nhiệm của chúng ta
Câu 4: “Trong thế giới AIDS khốc liệt này không có khái niệm chúng tahọ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” (Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 – Cô-phi An-nan. Theo Ngữ văn 12, tập một, trang 82, NXB Giáo dục, 2008)
        Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Câu 5: Một người đi du lịch bốn phương, khi trở về quê nhà, bạn bè, người thân hỏi anh: nơi nào trên đất nước mình đẹp nhất, anh đã trả lời: “Không nơi nào đẹp bằng quê hương” Ý kiến của anh, chị.
Câu 6 : Em suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống sau đây ‘‘Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (Lưu Quang Vũ - Hồn Trương Ba da hàng thịt)
II. VĂN HỌC VIỆT NAM
1) Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
Câu 1: Hãy trình bày những nét chính về lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng tới sự phát triển của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
Câu 2: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
Câu 3: Nêu những nét khái quát của văn học Việt Nam từ 1975 -  hết thế kỉ XX
2) Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
Câu 1: Trình bày vắn tắt quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. Chứng minh mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Người
Câu 2: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thể hiện chủ yếu trên những lĩnh vực nào? Hãy nêu tóm tắt những thành tựu của mỗi lĩnh vực?
Câu 3: Trình bày vài nét về phong cách nghệ thuật văn thơ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Câu 4: Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác và giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập
Câu 5: Giải thích vì sao Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp
Câu 6: Tuyên ngôn độc lập đã vạch rõ bản chất đen tối, xảo quyệt của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và thật lịch sử nào?
Câu 7: Việt Minh và thực dân Pháp, ai trung thành, ai phản bội Đồng minh, ai xứng đáng là chủ nhân chân chính của Việt Nam? Bản tuyên ngôn độc lập đã làm sáng tỏ những câu hỏi ấy bằng những lời lẽ vừa đanh thép hùng hồn vừa thấu tình đạt lí như thế nào?
Câu 8: Văn phong chính luận của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập
Câu 9: Bình luận về sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn độc lập
Câu 10: Về giá trị lịch sử và giá trị văn học của Tuyên ngôn độc lập
3) Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng)
Câu 1: Hoàn cảnh viết tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Câu 2: Bài văn Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc chia làm mấy phần
Câu 3: Nêu ngắn gọn cảm hứng chung của bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc và phác thảo trình tự lập luận của Phạm Văn Đồng trong tác phẩm này
4) Tây Tiến (Quang Dũng)
Câu 1: Về tác giả Quang Dũng và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến
Câu 2: Phân tích những nét mới lạ, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài Tây Tiến
Câu 3: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Câu 4: Bình giảng bốn câu thơ sau trong bài Tây Tiến
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Câu 5: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Câu 6: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mua xa khơi
Câu 7: Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật khắc họa chân dung người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Câu 8: Những câu thơ viết về chân dung người chiến sĩ Tây Tiến gây ấn tượng mạnh nhất. Hãy nêu cảm nhận của anh chị về những câu thơ đó
Câu 9: Anh chị hãy hình dung cuộc hành quân của các chiến sĩ và nêu suy nghĩ của mình về cuộc hành quân ấy
Câu 10. Nhận xét về bút pháp chủ yếu của bài thơ Tây Tiến
Câu 11: Bình luận về chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến
Câu 12: Cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Câu 13: Phân tích hình ảnh thiên nhiên miền Tây và đoàn quân Tây Tiến trong hoài niệm của tác giả qua đoạn thơ từ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” đến “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Câu 14: Cảm nhận của em về thiên nhiên miền Tây và tình quân dân qua đoạn thơ sau
                                    Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
                                    Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

5) Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
Câu 1: Tóm tắt chặng đường thơ Tố Hữu và chứng minh rằng thơ Tố Hữu gắn liền với những mốc lịch sử quan trọng của đất nước
Câu 2: Nêu những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
Câu 3: Trình bày cách hiểu của anh chị về nhận định của Xuân Diệu: Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình
Câu 4: Phân tích những biểu hiện tính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc
Câu 5: Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu
Câu 6: Trình bày hoàn cảnh ra đời và những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc
Câu 7: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
6) Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm
Câu 1: Trình bày những cảm nhận về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng)
Câu 2: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng)
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa, ngày xưa …” mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất nước có từ ngày đó …
Câu 3: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng)
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta …
Câu 4: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng)
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai nay con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất nước muôn đời …
7) Sóng (Xuân Quỳnh)
Câu1: Sóng là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh, thể hiện một tâm hồn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương gắn bó. Hãy bình giảng đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên


Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương


Câu 2: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ sóng của Xuân Quỳnh


Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ


Câu 3: Phân tích đoạn thơ sau đây để làm nổi sức gợi cảm, phong phú bất ngờ của hình tượng “sóng” trong sự liên hệ, đối sánh với nhân vật trữ tình “em”


Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức


Câu 4: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Em cảm nhận được gì về tâm hông người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này?
8) Đàn ghi ta của Lor-ca ( Thanh Thảo)
Câu 1: Cảm nhận của em về hình tượng Lorca trong bài thơ
Câu 2: Cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ
Không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vằng trăng
long lanh trong đáy giếng
Câu 3: Anh/chị hãy trình bày những cảm nhận sâu sắc nhất của mình về đoạn thơ sau đây trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo:
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng im bất chợt
li-la li-la li-la
Câu 4: Hình ảnh Lorca được nhà thơ giới thiệu có điều gì độc đáo đáng chú ý?
Câu 5: Cái chết của Lorca được khắc họa bằng những chi tiết nào? Cảm nhận của anh (chị) về cái chết ấy
Câu 6: Ở chín câu thơ cuối, tác giả nhắc đến những hình ảnh nào? Điều đó gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
9) Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
Câu 1: Từ việc tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Tuân, nêu những đặc điểm cá tính có ảnh hưởng tới việc hình thành người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong văn học
Câu 2: Đặc điểm những đề tài chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân giai đoạn trước cách mạng tháng Tám
Câu 3: Phân tích những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Câu 4: Nêu những nét chính trong sự nghiệp văn học Nguyễn Tuân
Câu 5: Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những đặc điểm nào của sông Đà? Những thủ pháp đặc sắc được Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện của mình
Câu 6: Vẻ đẹp tâm hồn của người lái đò sông Đà - một nghệ sĩ làm công việc chở đò
Câu 7: Hãy nhận xét về sức tưởng tượng, sáng tạo của Nguyễn Tuân trong đoạn tả cuộc chiến đấu của người lái đò với thác dữ
Câu 8: Qua tuỳ bút trên, em nhận xét gì về đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân?
Câu 9: Phân tích hình tượng sông Đà trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, qua đó nêu lên những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
Câu 10: Một trong những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Hãy phân tích nhân vật người lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà để làm sáng tỏ nhận định trên
Câu 11: Phân tích hình tượng sông Đà trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà, qua đó làm nổi bật những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc mà Nguyễn Tuân đã vận dụng để biểu hiện hình tượng này
Câu 12: Phân tích hình tượng ông lái đò ở tác phẩm Người lái đò sông Đà để làm rõ những nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân
10) Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
Câu 1: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của sông Hương (đoạn từ thượng nguồn đến thành phố Huế) qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Câu 2: Sông Hương vùng thượng nguồn được miêu tả thế nào? Nét độc đáo của sự miêu tả ấy? (từ ngữ, hình ảnh, so sánh)
Câu 3: Sông Hương khi gặp kinh thành Huế có những nét gì đặc biệt? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện rõ sự đặc biệt đó?
Câu 4: Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên, tác giả còn phát hiện sông Hương có những vẻ đẹp nào khác?
Câu 5: So sánh cách tiếp cận sông Đà của Nguyễn Tuân với cách tiếp cận sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Câu 6: Cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong tác phẩm (vốn tri thức văn hoá tổng hợp, tình cảm với Huế, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật)
Câu 7: Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
11) Vợ nhặt (Kim Lân)
Câu 1: Từ những tình tiết chính và tên truyện Vợ nhặt, em nhận xét gì về số phận người phụ nữ nông thôn trước cách mạng qua nhân vật vợ Tràng
Câu 2: Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ. Qua đó anh chị hiểu gì về tấm lòng của người mẹ nghèo?
Câu 3: Thành công nổi bật về nghệ thuật của truyện ngắn Vợ nhặt? Chi tiết nào trong tác phẩm gây xúc động hơn cả? Tại sao?
Câu 4: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt
Câu 5: Phân tích thân phận và diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong truyện ngắn Vợ nhặt để làm rõ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
Câu 6: Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt
Câu 7: Tóm tắt tình huống “nhặt” vợ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, từ đó nhận xét về thái độ của nhà văn đối với con người và thực trạng xã hội đương thời được bộc lộ qua tình huống truyện độc đáo này
Câu 8: Giải thích ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt
Câu 9: Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân)
12) Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài
Câu 1: Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong những đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài
Câu 2: Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đoạn Mị cởi trói cho A Phủ
Câu 3: Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Câu 4: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt làm dâu gạt nợ đến khi trốn khỏi Hồng Ngài
Câu 5:  Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Qua nhân vật Mị, hãy chứng minh nhận định trên
Câu 6: Trong bµi C¶m nghÜ vÒ truyÖn vî chång A Phñ, T« Hoµi viÕt: “Nh­ng ®iÒu k× diÖu lµ dÉu trong cïng cùc ®Õn thÕ mäi thÕ lùc cña téi ¸c còng kh«ng giÕt ®­îc søc sèng con ng­êi. Lay l¾t, ®ãi khæ, nhôc nh· MÞ vÉn sèng, ©m thÇm, tiÒm tµng m·nh liÖt” Ph©n tÝch nh©n vËt MÞ trong truyÖn ng¾n Vî chång A Phñ ®Ó lµm s¸ng tá nhËn xÐt trªn
Câu 7: Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của những người dân lao động trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ nhặt (Kim Lân)
13) Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
Câu 1: Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh cây xà nu
Câu 2: Phân tích tính sử thi của truyên ngắn Rừng xà nu
Câu 3: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả cây xà nu của nhà văn
Câu 4: Ý nghĩa biểu tượng về sức sống mãnh liệt, tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên và cảm hứng sử thi hoành tráng của truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành được bộ lộ qua hình tượng cây xà nu
            Hãy phân tích hình tượng cây xà nu trong thiên truyện để làm sáng tỏ nhận định trên
14) Những đứa con trong gia đình (trích)- Nguyễn Thi
Câu 1: Những người trong gia đình của Việt gắn bó với nhau như thế nào? Phân tích sự gắn bó ấy (gắn bó giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc)
Câu 2: Chuyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật nào? Sự thuật lại như vậy có tác dụng như thế nào với kết cấu truyện và với việc thể hiện các nhân vật các tình tiết
Câu 3: Phân tích tính cách các nhân vật Việt, Chiến (chú ý đến tình cảm với mẹ và tình cảm chị em)
Câu 4: Giải thích ý nghĩa hình ảnh cuốn sổ gia đình trong truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Câu 5: Vẻ đẹp của nhân vật Việt trong truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Câu 6: Hình tượng nhân vật Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Câu 7: Tóm tắt truyện ngắn những đứa con trong gia đình
Câu 8: Trình bày cảm nhận của anh chị về nhan đề Những đứa con trong gia đình
Câu 9: Điểm giống và khác nhau trong tính cách của nhân vật Việt và nhân vật Chiến
15) Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
Câu 1: Ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa
Câu 2: Phân tích sự thay đổi trong nhận thức của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu trong tác phẩm
Câu 3: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài
Câu 4: Tình huống truyện độc đáo (có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống) trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Câu 5: Người nghệ sĩ nhiếp ảnh trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu  đã phát hiên ra nghịch lí nào của con người, cuộc sống và nghệ thuật?
Câu 6: Cảm nhận của em về người đàn bà vùng biển trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
16) Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
Câu 1: Nêu ý nghĩa ý nghĩa triết lí cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt?
Câu 2: Phân tích những mâu thuẫn, xung đột trong con người Trương Ba và thái độ của nhân vật trước hoàn cảnh đó
Câu 3: Chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống
Câu 4: Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
17) Nhìn về vốn văn hoá dân tộc (Trích: Đến hiện đại từ truyền thống) - Trần Đình Hượu
Câu 1: Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tạo văn hoá của Việt Nam là gì? Đặc điểm này nói lên thế mạnh gì của vốn văn hoá dân tộc? Tìm một số ví dụ cụ thể trong đời sống văn hoá thực tiễn: tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt mang tính truyền thống của người Việt để làm rõ luận điểm này
Câu 2: Nhận định “tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà” nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hoá Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này
Câu 3: Vì sao có thể khẳng định “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khă năng đồng hoá những giá trị văn hoá bên ngoài. Về mặt đó lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh” Hãy liên hệ với thực tế lịch sử, văn hoá và văn học để làm sáng tỏ vấn đề này
III.VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
1) Thuốc (Lỗ Tấn)
Câu 1: Trình bày những nét khái quát về cuộc đời Lỗ Tấn. Kể tên ít nhất ba tác phẩm tiêu biểu của ông
Câu 2: Thuốc là một nhan đề truyện đa nghĩa. Em hãy giải thích những ý nghĩa đó
Câu 3: Phân tích ý nghĩa hình tượng người cách mạng Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
Câu 4: Những yếu tố nào khiến Lỗ Tấn trở thành một nhà văn cách mạng vĩ đại
Câu 5: Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
Câu 6: Ý nghĩa phê phán và dặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
2) Số phận con người (trích ). Sô - Lô - Khốp
Câu1: Nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Sô - lô - khốp
Câu 2: Phân tích hình tượng nhân vật Xô – cô - lốp trong truyện ngắn Số phận con người của Sô- lô - khốp
Câu 3: Nêu chủ đề của truyện Số phận con người của Sô- lô - khốp
Câu 4: Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô- lô - khốp
Câu 5: Lòng nhân hậu của nhân vật A. Xô – cô - lốp được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Số phận con người
3) Ông già và biển cả (trích), Hê- ming –uê
Câu 1: Em hiểu như thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi” Tìm trong đoạn trích một vài câu văn có nhiều khoảng trống và lấp đầy vào đó lời văn của mình
Câu 2: Tóm lược trận chiến của ông lão và con cá kiếm
Câu 3: Theo em, Xan – ti – a – gô có những nỗi đau tinh thần nào?
Câu 4: Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê - ming - uê
Câu 5: Phân tích hình ảnh ông lão Xan – ti – a – gô, đồng thời nêu ý nghĩa biểu tượng của hành trình vật lộn quyết liệt của một ông già đơn độc, đói khát, mệt rã rời với con cá kiếm mắc câu ngoài biển khơi
4) Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (Cô- phi An- nan)
Câu 1: Theo tác giả đâu là khâu yếu nhất trong việc muốn đánh bại căn bệnh HIV/AIDS?
Câu 2: Để khẳng định “hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế” tác giả đã lập luận như thế nào? Sức thuyết phục trong cách lập luận và nêu dẫn chứng?
Câu 3: Tổng thư kí Liên hợp quốc đã kêu gọi mọi người có thái độ như thế nào trong cuộc chiến chống HIV/AIDS?
Câu 4: Viết bài văn trình bày những hiểu biết của em về căn bệnh HIV/AIDS và kêu gọi mọi người làm những việc cụ thể để góp phần phòng chống HIV/AID